Nguyên lý 1: Ra các quyết định quản lý dựa trên một triết lý dài hạn, dù phải hy sinh những mục tiêu tài chính ngắn hạn.
Nguyên lý 2: Tạo ra một chuỗi quy trình liên tục làm bộc lộ sai sót.
Nguyên lý 3: Sử dụng hệ thống kéo (Pull system) để tránh sản xuất quá mức hoặc dư thừa.
Nguyên lý 4: Bình chuẩn hóa công khối lượng công việc hay trong tiếng Nhật là Heijunka.
Nguyên lý 5: Xây dựng một thói quen biết dừng lại để giải quyết trục trặc, đạt đến chất lượng tốt ngay từ đầu.
Nguyên lý 6: Chuẩn hóa các nghieempj vụ là nền tảng của sự cải tiến liên tục cùng việc giao quyền cho nhân viên.
Nguyên lý 7: Quản lý trực quan để không có trục trặc nào bị che khuất.
Nguyên tắc 8: Chỉ áp dụng các công nghệ tin cậy, đã được kiểm chứng toàn diện, để phục vụ cho các quy trình và con người của công ty.
Nguyên lý 9: Phát triển những nhà lãnh đạo, người hiểu thấu đáo công việc, sống cùng triết lý, và truyền đạt lại cho những người khác.
Nguyên lý 10: Phát triển các cá nhân và tập thể xuất sắc có thể tuân thủ triết lý của công ty.
Nguyên lý 11: Tôn trọng mạng lưới đói tác và các nhà cung cấp bằng cách thử thách hộ và giúp cải tiến.
Nguyên lý 12: Đích thân đi đến và xem xét hiện trường để hiểu tường tận tình hình (Genchi Genbutsu) hay hiện địa hiện vật.
Nguyên lý 13: Ra quyết định không vội vã thông qua sự đồng thuận và xem xét kỹ lưỡng mọi khả năng, rồi nhanh chóng thực hiện (Nguyên tắc Nemawashi).
Nguyên lý 14: Trở thành một tổ chức học hỏi bằng việc không ngừng tự phê bình (Hansei) và cải tiến liên tục (Kaizen).
=> Đây là những nguyên tắc hay các nhà quản trị vận hành ở Việt Nam nên chắc lọc, học hỏi, và ứng dụng vào trong môi trường sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam.
Hải Tuệ (Sưu tầm),
No comments:
Post a Comment