Nghề quản lý.
Theo Henry Mintzberg, quản lý là một nghề. Quản lý không hẳn là khoa học, không hẳn là nghệ thuật, không hẳn là kỹ xảo; mà đó là sự kết hợp của 3 thành tố này. Ông xem quản lý như là một nghề, thông qua trải nghiệm thực tế và trưởng thành quản lý, chứ không hẳn là được học từ trường học. Công việc quản lý không nhất thiết phải mang tính khoa học, nhưng càn yếu tố trật tự của khoa học, cũng có lúc theo tính thực tế của kỹ xảo và một chút hơi hướng nghệ thuật.
Đối với các ngành như thuần khoa học như nghề bác sỹ hay kỹ sư. Một người không thể phẩu thuật hay chẩn đoán và chữa bệnh được nếu không trải qua trường lớp về y học. Nhưng một nhà quản lý thành thạo không cần học trường lớp bài bản cũng có thể quản lý hiệu quả.
Trước đây, khi chưa có các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn (trước thế kỷ 18), khái niệm quản lý là xa vời. Chỉ có khái niệm là quản lý hành chính công (public administration) vì nhà nước cần công cụ để quản trị nhà nước. Sau đó khi có cuộc cách mạng khoa học, và sau này là công nghiệp hóa, khái niệm quản lý khoa học xuất hiện. Khoảng vài thập kỷ trở lại đây, từ khóa lãnh đạo (leadership) lên ngôi và mang tính thời thượng. Thực ra, leadership xuất phát từ việc quản lý. Trong một nhà quản lý không thể không có lãnh đạo và trong một nhà lãnh đạo không thể không có quản lý. Lãnh đạo được dạy trong các trường học để tôn vinh, đề cao nghề nghiệp quản trị, chứ thực ra lãnh đạo là một nhánh phát triển từ quản lý.
Lãnh đạo chịu trách nhiệm thúc đẩy, truyền cảm hứng, khơi gợi sự đột khởi và nỗi kính sợ, xốc dậy các công ty ốm yếu. Công việc lãnh đạo giống như phần chìm của tảng băng nổi, và công việc quản lý như là phần nổi của tảng băng chìm.
Vai trò trong công việc của nhà quản lý bao gồm: quan hệ giữa con người và con người biểu hiện dưới dạng giao tiếp, con người và thông tin biểu hiện dưới dạng liên kết và truyền tin, con người ra quyết định biểu hiện dưới dạng giải quyết vấn đề.
Hiệu quả của một nhà quản lý được đánh giá chứ không phải thông qua đo lường.Đừng bị mê hoặc bởi những phép đo lường.
Nếu một nhà quản lý không hiệu quả thì việc ghép đôi hợp lý giữa hai người bổ trợ nhau sẽ đem lại hiệu quả.
Không có nhà quản lý hiệu quả nói chung và không có ai được gọi là nhà quản lý chuyên nghiệp vì một người không thể giỏi được nhiều thứ.
Để đánh giá hiệu quả quản lý của một người cần phải xem xét bối cảnh, môi trường chính là mức độ hiệu quả của tổ chức.
Trên đây là một số ý rút ra từ guru Henry Mintzberg về nghề quản lý.
Hải Tuệ,
No comments:
Post a Comment