Wednesday, April 29, 2020

Leylines

Các huyệt đạo của thế giới và đường leylines.

Thế giới có hai đường leylines chạy qua các huyệt đạo (chakras), quan sát cho thấy các đường này đi qua các nước cường quốc về kinh tế, quân sự hoặc cường quốc về tôn giáo, tâm linh. Ví dụ:

Huyệt đạo ở California. Carlifornia trở thành bang có Gross State Product lớn nhất nước Mỹ với hơn 3000 tỷ Mỹ kim/ năm. Nơi hội tụ các anh tài trong giới công nghệ thế giới như Google, Facebook, Tesla,...
Huyệt đạo Stonehenge ở Anh. Nằm trên đại leylines cũng như tiểu leyline Michels. Anh cũng là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Huyệt đạo Moscow. Những xung đột chính trị và quân sự trên thế giới cũng gắn liền với Moscow.

Huyệt đạo Tibet trên núi Hymalaya. Nơi có nền tôn giáo lâu đời và hiện nay vẫn đang duy trì mạnh.

Huyệt đạo núi Phú Sĩ. Dưới chân núi Phú Sĩ có một nguồn năng lượng lớn. Không phải ngẫu nhiên núi Phú Sĩ trở thành biểu trưng của Nhật bản. Dưới chân núi Phú Sĩ có ngôi làng sản sinh ra các Samurai miền Đông. Trong lịch sử đối đầu thì Samurai miền Đông thường thắng Samurai miền Tây.

Huyệt đạo ở Northern Territory Úc. Nơi có nhiều quặng và phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.

Huyệt đạo Cairo Kim Tự Tháp.

Huyệt đạo của Đông Nam Á là đền Angkor và Đảo Bali.

Huyệt đạo ở Nam Mỹ, nơi từng tồn tại chủng người trước loài người. Đế chế Inca ở Nam Mỹ.

Và còn nhiều huyệt đạo nữa...

Vậy Việt Nam có nằm trên đường leyline này không? Câu trả lời là có. Việt Nam nằm trên đường tiểu leyline đi qua các thành phố lớn Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng,... Nơi mà có trường năng lượng trái đất mạnh hơn nơi khác. Thóc lúa đâu bồ câu ở đó.


 Hải Tuệ,


Tuesday, April 28, 2020

Giáo dục khai thác tài nguyên mở (Open Educational Resources)

Khai thác tài nguyên giáo dục mở (OER) phục vụ cho giáo dục đóng vai trò quan trọng trong kỷ nguyên mới. Ngày nay khi tri thức nhân loại tăng một cách nhanh chóng thì việc dạy và học theo kiểu truyền thống không làm tăng giá trị gia tăng cho cả người dạy và người học. Tài nguyên mở đã mở cánh cửa tri thức nhân loại cho tất các cả các công dân toàn cầu phục vụ việc học tập suốt đời, tăng tính sáng tạo và kiến tạo ra tri thức mới. Người dạy và người học chủ động hơn trong việc khai thác.

Tài nguyên giáo dục mở là một nhánh của khoa học mở (Opern Science) mà UNESCO đang thúc đẩy phát triển trên toàn cầu. Giáo dục Việt Nam có khoảng 1/4 dân số tham gia vào việc dạy và học. Có nghĩa rằng khoảng hơn 20 triệu người dân đang dạy và học. Chỉ 10% trong số này tham gia và khai thác tài nguyên nhân loại, sáng tạo tri thức, và ứng dụng tri thức vào đời sống đã là thành công lớn và nhiều nước trên thế giới phải "ngó nhìn". Việt Nam đang ở ngưỡng cửa vàng với cơ cấu dân số trẻ và thích ứng nhanh với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật của nhân loại, không nên bỏ qua cơ hội này.

Source for learning and teaching:

OpenStax: https://openstax.org/
LibreText: https://libretexts.org/
Open Texbook Library: https://open.umn.edu/opentextbooks/
BCCampus: https://open.bccampus.ca/browse-our-collection/find-open-textbooks/
DOAbooks: https://www.doabooks.org/doab
DOAJ: https://doaj.org/

Hải Tuệ

Sustainable Entrepreneurship

Khởi nghiệp bền vững Phân biệt khởi nghiệp sinh thái, khởi nghiệp xã hội, khởi nghiệp thể chế và khởi nghiệp bền vững.    Sơ đồ ý niệm biểu...