Công nghệ blockchain hay còn gọi là chuỗi khối là một trong những công nghệ làm thay đổi thế giới trong thế kỷ 21, và tác động đến nhiều ngành trong nhiều lĩnh vực, từ tài chính đến sản xuất, thậm chí là giáo dục. Lịch sử hình thành của blockchain có thể được tính từ đầu những năm 1990s, khi có một số các học giả nhà nghiên cứu như Stuart Haber và W. Scott Stornetta đã đưa ra những đề xuất giải pháp đánh dấu văn bản để không thể can thiệp thay đổi ngày giờ. Sau đó các học giả đã nâng cấp khi tích hợp cây Merkle tập hợp các tài liệu trong một block. Đến cuối năm 2008, tác giả nạc danh Satoshi Nakamoto đã đề nghị hệ thống tiền điện tử peer-to-peer, mở đầu cho thời đại tiền ảo (cryptocurrency) có tên là Bitcoin. Bitcoin ứng dụng công nghệ nhật ký điện tử và giữa các cá nhân hay nhóm cá nhân trao đổi trực tiếp với nhau bằng đồng tiền ảo mà không có trung gian. Với tính chất phi tập trung này thì không có ai làm chủ một hệ thống mà ở đó các các nodes có vai trò ngang nhau. Sự phát triển của blockchain đã trải qua 3 giai đoạn:
2008-2013: Blockchain 1.0: Sự ra đời của blockchain
Nhiều người lầm tưởng giữa Bitcoin và công nghệ blockchain là một. Điều này là không đúng. Thực chất là Bitcoin là một phần ứng dụng dựa trên công nghệ blockchain. Nakamoto hình thành nên các khối, và các khối khác được đào và kết nối với chuỗi đang có để hình thành nên một mạng lưới lớn. Bitcoin là một ứng dụng của blockchain và sau này những ứng dụng của công nghệ blockchain đã mở ra các ứng dụng đa dạng dựa trên công nghệ nhật ký điện tử (digital ledger technology).
2013-2015: Blockchain 2.0: Phát triển Ethereum.
Trong một thế giới luôn luôn cải tiến, Vitalik Buterin là một trong những người p mở rộng Bitcoin và thúc đẩy hoàn thiện công nghệ blockchain. Vitalik được xem là một trong người đầu tiên đóng góp vào cơ sở lập trình Bitcoin. Những hạn chế của Bitcoin là những sai lỗi trong blockchain khi tương tác với nhiều chức năng trong mạng P2P. Ethereum ra đời để khắc phục những hạn chế của Bitcoin và bổ sung những chức năng cho Bitcoin, đánh dấu một mốc phát triển mới của lịch sử bitcoin.
Khác với Bitcoin, Ethereum cho phép người dùng có thể ghi lại những tài sản của người khác như slogan hay bản hợp đồng. Đặc tính này mở rộng chức năng Ethereum từ tiền ảo sang một dạng platform phát triển những ứng dụng phân tán. Ethereum chính thức ra đời từ 2015, Ethereum blockchain trở thành một trong những ứng dụng chính từ công nghệ blockchain hỗ trợ cho hợp đồng thông minh (smart contracts). Nền tảng blockchain etherem thu hút nhiều người tham gia phát triển cộng đồng sử dụng hình thành hệ sinh thái. Nhờ ứng dụng phân tán và hợp đồng thông minh, ethereum blockchain có thể tạo ra khối lượng lớn giao dịch hàng ngày, góp phần gia tăng không gian tiền ảo.
2018-: Blockchain 3.0: Tương lai
Lịch sử phát triển của blockchain, trong đó có Bitcoin và Ethereum, phát triển như vũ bão. Trong những năm gần đây, nhiều dự án thúc gần đây thúc đẩy sự phát triển blockchain bằng cách mở rộng và thêm các ứng dụng.
Một vài ứng dụng mới như NEO, nền tảng mã nguồn mở đầu tiên, phi tập trung của Trung Quốc. Mặc dầu là nước cấm tiền ảo, nhưng Trung Quốc vẫn chủ động có những cải tiến trong blockchain. NEO được xem là Ethereum của Trung Quốc được hỗ trợ từ CEO Jack Ma Alibaba.
Với sự gia tăng của kết nối vạn vật Internet of Things, các nhà phát triển thúc đẩy công nghệ blockchain trong xử lý IOTA. Nền tảng tiền ảo được tối ưu cho hệ sinh thái kết nối vạn vật. Nền tảng tiền ảo giúp giúp dịch với chi phí bằng 0 và chứng thực duy nhất.
Bên cạnh IOTA và NEO, nền tảng blockchain thứ hai cũng có tác động lớn. Monero Zcash và Dash blockchain phát triển hơn về mặt bảo mật và quy mô. Các doanh nghiệp lớn ngày nay cũng thuê những chuyên gia phát triển blockchain. Công ty như Microsoft dẫn đầu trong việc khai phá những ứng dụng công nghệ blockchain.
Công nghệ blockchain có một tương lai sáng khi mà chính phủ cũng như doanh nghiệp tham gia đầu tư nghiên cứu phát triển những ứng dụng. Trong lương lai gần blockchain trở nên phổ biến cho mọi người. Theo dự báo của Gartner đến năm 2020 giá trị dự kiến của blockchain của thế giới chiếm 10 tỷ đô, đến 2025 là 176 tỷ đô, và năm 2030 là 3.1 triệu tỷ đô.
Nguồn: https://101blockchains.com/history-of-blockchain-timeline/#prettyPhoto