Friday, November 27, 2020

BẢY NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ NỘI THẤT CHO CỬA HÀNG BÁN LẺ

 Bảy nguyên lý thiết kế nội thất cho cửa hàng bán lẻ [1]

Bố trí cửa hàng bán lẻ có sự khác tương đối so với các loại hình kinh doanh khác, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là thu hút khách hàng và tác động lên sức mua hàng. Các chủ cửa hàng bán lẻ sử dụng các biện pháp nâng cao việc bán hàng như bậc nhạc, kích thích mùi thơm. Đây chính là nghệ thuật bên cạnh kỹ thuật bố trí mặt bằng và thiết kế nội thất cửa hàng bán lẻ. Green Room đúc kết những kinh nghiệm trong thiết kế nội thất cho các cửa hàng thương mại.

1. Thiết kế dễ nhìn, bắt mắt

    Chú trọng thiết kế các khu vực trưng bày trước tiền sảnh tại các cửa hàng nhằm thu hút sự chú ý của người mua. Khu vực trưng bày tiền sảnh là điểm nhìn trực quan đầu tiên mà người mua hàng nhìn vào cửa hàng. Việc trưng bày hấp dẫn và thu hút khiến khách hàng sẽ lựa chọn đi vào cửa hàng, nếu không thì khách hàng chỉ lướt ngang qua. Việc trưng bày nhằm đưa đến một thông điệp hay một câu chuyện về cửa hàng, đặt những sản phẩm đặt biệt ở vị trí trung tâm.

 

Hình 1: Cửa hiệu Uniqlo tại Shinjuku

2. Làm chậm lại nhịp di chuyển của khách hàng trong cửa hàng

    Khách hàng ngày nay rất bận rộn và có xu hướng hối hả trong việc mua sắm. Nhiệm vụ của người thiết kế cửa hàng bán lẻ là làm chậm lại nhịp di chuyển và tăng thời gian nhìn ngắm trong cửa hàng; khách hàng có thể lục lọi và phát hiện những sản phẩm mà mình có nhu cầu mua nhưng không biết ở đâu. Việc thiết kế cửa hàng làm chậm lại dòng dịch chuyển sẽ tăng tính trải nghiệm cho khách hàng. Thiết kế và bố trí cửa hàng bán lẻ định hướng khách hàng mua sắm (sản phẩm được tìm thấy ở đâu và trải nghiệm sản phẩm này như thế nào). Thiết kế đường đi cho cửa hàng bán lẻ có kiểu bố trí theo mạng lưới (grid layout), bố trí hàng xéo (herringbone layout), bố trí đường vòng (loop layout) và bố trí dòng dịch chuyển tự do (free flow). Trong đó, bố trí đường vòng mang có tác dụng và kích thích mua sắm cho khách hàng trong cửa hàng.

Nhà quản lý cửa hàng bán lẻ phải đặt những mặt hàng ấn tượng ở cổng ra vào. Khách hàng sẽ quyết định ngay có vào cửa hàng hay không là nhờ vào những sản phẩm chính được đặt ở cổng ra vào. Bằng cách lưu giữ khách hàng tại trước cửa hàng, nhân viên có thể lôi kéo khách hàng vào tham quan tiếp theo.

 

Hình:2: Bố trí cửa hàng 7-Eleven có một cửa vào và một cửa ra.

https://www.redgp.com/7-eleven/

3. Bản dẫn hướng cho khách hàng (Mark out the customer pathway around the store)

Các nhà quản lý cửa hàng bán lẻ phải hiểu nhu cầu mong muốn của khách hàng và thiết kế đường di chuyển của khách hàng theo mong muốn đó. Khách hàng có thể dễ dàng xác định trong đầu nơi đặt sản phẩm mà họ cần tìm và làm cách nào để tiếp cận được sản phẩm đó. Cửa hàng phải được thiết kế để tạo nên sự trải nghiệm thú vị và sự dễ dàng khi mua sắm.

Ví dụ như cửa hàng thực phẩm thường đặt những mặt hàng thiết yếu như trứng và sữa ở phía sâu trong cửa hàng. Điều này có nghĩa rằng khách hàng xác định được vị trí và đi ngang qua nhiều kệ, tăng khả năng để khách hàng chọn thêm những sản phẩm khác. Cùng chiến lược này, các tiệm bách hóa tổng hợp có nhiều tầng, người ta thường đặt đồ chơi trẻ em ở tầng trên cùng, vì vậy khi cha mẹ đi lên tầng này phải đi qua nhiều tầng khác, làm tăng khả năng mua sắm những mặt hàng khác.

4. Kích thích khách hàng đi về phía bên phải của cửa hàng

Các nhà nghiên cứu thiết kế nội thất cửa hàng bán lẻ chỉ ra rằng khách hàng theo tự nhiên đi về phía bên phải khi vào cửa hàng, vì hầu như dân số trên thế giới này đều thuận tay phải. Phần đông con người có tay phải mạnh hơn và có xu hướng bốc hàng bằng tay phải. Điều này rút ra bài học rằng các cửa hàng bán lẻ nên có dấu hiệu thu hút về phía bên tay phải và máy tính tiền nên đặt về phía bên tay phải, để cho khách hàng đi vòng theo ngược chiều kim đồng hồ. Bằng cách này sẽ thu hút nhiều hơn khách hàng mua sắm.

5. Thiết kế có điểm nhấn, sáng tạo, và cải tiến.

Ngày nay càng nhiều khách hàng lựa chọn mua hàng qua mạng internet, vì vậy cần phải tạo ra không gian bán hàng thu hút hơn và tính tương tác hơn. Tăng tính trải nghiệm là điểm mạnh tại các cửa hàng (thực) mà các cửa hàng ảo bán hàng trực tuyến không thể có được. Cửa hàng (thực) tuy có không gian nhỏ và nhà kho lưu trữ số lượng không nhiều nhưng kích thích khách hàng có trải nghiệm thực tế. Một trong những cách làm tăng tính trải nghiệm thực tế, đó chính là thiết kế và bố trí mặt bằng nội thất.

Lựa chọn màu sắc phù hợp, nhấn mạnh các biểu trưng và thiết kế sáng tạo sẽ tạo môi trường mà khách hàng có thể “chìm đắm” trong mua sắm, thậm chí lôi kéo khách hàng quay trở lại.


Hình 3: Khách hàng trải nghiệm sản phẩm của Apple

6. Thông khí cho cửa hàng

    Khi thiết kế mặt bằng và nội thất cửa hàng có tính đổi mới và sáng tạo là cần thiết, nhưng cũng không quên tạo một không gian thoáng khí cho khách hàng. Vì tại các cửa hàng bán lẻ số lượng người rất đông và chật hẹp sẽ tạo ấn tượng xấu về sản phẩm. Vì vậy nên tạo nhiều khoảng không gian cho cửa hàng cho phép khách hàng trải nghiệm và di chuyển tự do. Ví dụ như có thể đặt những ghế nghỉ gần hàng cây có thể tạo chỗ nghỉ cho khách hàng, tạo cảm giác thoải mái và bình an.

7. Tạo không gian rộng cho cửa hàng

Đối với những thương hiệu vào thị trường mới muốn tăng sự nhận biết, cách tốt nhất là mở hàng loạt các cửa hàng “ăn theo” (pop-up store). Các thương hiệu mới có không gian hạn chế trong cửa hàng “ăn theo” nhưng điều đó không có nghĩa rằng việc thiết kế cửa hàng là hạn chế. Thiết kế nhỏ gọn và hạn chế không gian nhưng cũng phải bắt mắt. Ví dụ thương hiệu Philips đồ điện được thiết kế “ăn theo” tại cửa hàng thực phẩm.

 

Hình 4: Thiết kế thương hiệu tại cửa hàng “ăn theo”  của Uniqlo và Nord Nordstrom

Sustainable Entrepreneurship

Khởi nghiệp bền vững Phân biệt khởi nghiệp sinh thái, khởi nghiệp xã hội, khởi nghiệp thể chế và khởi nghiệp bền vững.    Sơ đồ ý niệm biểu...